Chi tiết tin - Xã Mò Ó - Đakrông

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập 11
  • Hôm nay 46
  • Tổng truy cập 30.242

KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MÒ Ó

Post date: 11/04/2024

Tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến

Năm 2024, UBND xã Mò Ó xây dựng Kế hoạch Ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước và thực hiện chương trình chuyển đổi số trên địa bàn xã với 6 nhiệm vụ trọng tâm cụ thể:

1.  Chuyển đổi nhận thức

  • Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.
  • Lồng ghép tổ chức hội nghị, tọa đàm, các buổi nói chuyện về chuyển đổi số.
  • Xây dựng các bài viết tuyên truyền, phổ biến các nội dung về chuyển đổi số trên trang thông tin điện tử xã; các trang facebook của xã, các hội đoàn thể quản lý; tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh xã.
  • Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số năm 2024 trên địa bàn nhằm nâng cao trách nhiệm các cấp ủy đảng, chính quyền từ đến thôn và phát huy vai trò của các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội nhằm nâng cao nhận thức của người dân về chuyển đổi số.

2. Phát triển nguồn nhân lực

  • Đẩy mạnh hoạt động tổ công nghệ số cộng đồng, tổ chức tập huấn kỹ năng cho các thành viên tổ công nghệ số cộng đồng, tăng cường vai trò của tổ công nghệ số cộng đồng phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn huyện tổ chức các chiến dịch ra quân hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển thương mại điện tử, tham gia phản ảnh hiện trường... nhằm thúc đẩy chuyển đổi số đến tận thôn xóm.
  • UBND xã bố trí cán bộ phụ trách và kiêm nhiệm về Chuyển đổi số nhằm đảm bảo thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền số, nhất là Bộ phận một cửa của xã.

3. Bảo đảm an toàn thông tin mạng

- Thực hiện tốt Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan UBND xã. Tiếp tục tổ chức đánh giá mức độ an toàn các hệ thống thông tin của ; triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thông tin theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.

4. Xây dựng chính quyền số 

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các ứng dụng, dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, huyện, xã trên các phương tiện truyền thông đầy đủ, thuận tiện, để người dân và doanh nghiệp tham gia vào việc chuyển đổi số của xã.

- Tập trung chỉ đạo công chức tại Bộ phận Một cửa, công chức phụ trách xử lý TTHC thuộc lĩnh vực mình phụ trách chủ động tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tiếp cận, thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh Quảng Trị (dichvucong.quangtri.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia (dichvucong.gov.vn);

- Tăng cường tuyên truyền để người dân cài đặt và sử dụng hiệu quả hệ thống Phản ánh hiện trường của tỉnh.

- Triển khai ký số 100% văn bản điện tử trên hệ thống gửi nhận văn bản theo quy định.

 - Phối hợp với các cơ quan cấp huyện, hoàn thiện hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ.

- Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của Cổng thông tin điện tử xã; hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của xã; Hệ thống thông tin phục vụ họp không giấy tờ và xử lý công việc của UBND , phục vụ chỉ đạo điều hành của UBND xã.

5. Phát triển Kinh tế số

- Tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức về các công nghệ số, các loại mô hình kinh tế số đổi mới sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm của những doanh nghiệp trong từng lĩnh vực đang thành công nhờ các mô hình kinh doanh sáng tạo với công nghệ số.

- Kết nối giữa doanh nghiệp thương mại điện tử với các doanh nghiệp sản xuất theo từng ngành hàng để tạo thêm các chuỗi liên kết mới. Khuyến khích ứng dụng và phát triển công nghệ số trong cộng đồng doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, giới thiệu mua bán hàng hóa sản phẩm địa phương qua mạng trên địa bàn xã.

- Chú trọng hoạt động kinh doanh qua mạng, phát triển thương mại điện tử đối với sản phẩm nông nghiệp của địa phương; ứng dụng công nghệ số trong nuôi trồng, quản lý, giám sát chất lượng nông sản, truy xuất nguồn gốc sản phẩm đảm bảo minh bạch, rõ ràng.

- Triển khai số hóa các sản phẩm du lịch của xã, hình thành sản phẩm du lịch số bằng công nghệ thực tế ảo để giới thiệu về các điểm đến, các tuor tuyến du lịch, sản phẩm, dịch vụ du lịch.

6. Phát triển xã hội số

- Thúc đẩy chuyển đổi số xã hội, tập trung vào chuyển đổi kỹ năng, cung cấp các khóa học trực tuyến mở, hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp để đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số, hình thành văn hóa số.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền việc cung cấp danh tính số/tài khoản định danh điện tử cho người dân trên địa bàn xã.

- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân mở, sử dụng tài khoản thanh toán điện tử. Thúc đẩy phát triển dịch vụ thanh toán tiền qua các ứng dụng ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt.

Để thực hiện những nhiệm vụ này, xã Mò Ó đề ra các mục tiêu trong năm 2024 là đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, xây dựng dữ liệu số; tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư để xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng thông tin tạo nền tảng xây dựng chính quyền số, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, hiệu lực quản lý của chính quyền địa phương. Mục tiêu cụ thể:

 - Phấn đấu đạt tỷ lệ 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia, tỉnh; 100% hồ sơ công việc tại xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND xã, Chủ tịch UBND xã được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo của cấp trên;

- 100% lãnh đạo UBND xã ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong chỉ đạo điều hành công việc và gửi nhận văn bản.

- Xử lý và tạo lập hồ sơ công việc trên môi trường mạng đạt trên 70%.

- Ứng dụng mạnh các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán các loại phí, lệ phí và hoạt động kinh doanh, mua sắm trong cộng đồng trên địa bàn xã.

- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 35% hộ gia đình, 100% thôn. Tiếp tục phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh; Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thoại thông minh trên 90%; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 20%.

More